Tài Liệu Kỹ Thuật Nuôi Ếch Công Nghiệp - Phần 2

4. QUY TRÌNH THỰC HIỆN  NUÔI ẾCH THÁI LAN
4.1 Chọn ếch giống thả nuôi
Khi nuôi tốt nhất nên chọn ếch giống đã được hơn 30 ngày tuổi kể từ ngày nòng nọc rụng đuôi, chuyển sang đời sống trên cạn có trọng lượng từ 10 – 13 g/con,

dài khoảng 3 – 5 cm tức khoảng 125con/kg dù giá cao nhưng vẫn có nhiều lợi ích do ít phóng nhảy, tỷ lệ hao hụt ít. Nên tìm mua ếch giống ở các trại sản xuất ếch con giống có uy tín và có trách nhiệm. Một vấn đề quan trọng là tình trạng hiện nay ếch giống dễ bị đồng huyết, dị hình, nuôi không lớn được, tỷ lệ chết cao.

4.2 Xây dựng bể và chuẩn bị bể nuôi Ếch thương phẩm
Bể nuôi ếch thương phẩm nên là hồ xi măng lát bằng gạch men, nền hồ xây nghiêng để dễ làm vệ sinh, hồ rộng 3 – 4 m, cao 1,5m. Mặt trong hồ trát xi măng, có chất phụ gia chống thấm để phòng hồ bị thấm nước, dùng ống PVC làm ống xả nước thải tại chỗ thấp nhất, lấy tàu dừa đậy lên trên, đề phòng trời mưa và ánh nắng chiếu xuống quá nhiều, dùng viên ngói, thả vật nổi như tấm ván đặt giữa hồ cho ếch lên nghỉ ngơi sau đó làm vệ sinh nền hồ bằng POWER FORCE 100cc/20lit nước, tạt đều khắp hồ, ngâm khoảng 3 giờ, sau đó lấy nước sạch rửa hồ lại lần nữa.
a/ Tỷ lệ thả ếch: Trường hợp có đủ nguồn nước và thường xuyên thay nước nên thả 100con/m2; nếu nguồn nước không đủ, không thể thường xuyên thay nước nên thả 50con/m2.
b/ Cách chọn cỡ ếch:

·         Chọn ếch cùng lứa nuôi trong cùng một bể để đề phòng ếch ăn thịt lẫn nhau.

·         Cân bằng tỷ lệ ếch nuôi với diện tích hồ.

·         Một tháng một lần tiến hành đo chiều dài và trọng lượng ếch, kiểm tra tốc độ tăng trưởng để điều chỉnh tỷ lệ thức ăn cho phù hợp.

4.3 Cho ăn và quản lý
Áp dụng với hồ nuôi cỡ 3 x 4 m với mật độ 100con/m2  tức 1.200con/hồ.
Nên cho ếch ăn theo tỷ lệ sau:
Bảng1:  Tỷ lệ thức ăn

Stt

Tuổi ếch

Thức ăn ( kg/ngày)

1

1 – 30 ngày tuổi

0,4

2

1 tháng tuổi trở lên

0,6

3

2 tháng tuổi trở lên

1

4

3 tháng tuổi trở lên

3

5

4 tháng tuổi trở lên

2 – 2,5

6

5 tháng tuổi trở lên

2,5 – 3

Ghi chú:

·         Lượng thức ăn cho ăn phụ thuộc vào:

·         Số lượng ếch nuôi trong hồ.

·         Nhiệt độ nước và môi trường bên ngoài.

·         Việc thay nước trong hồ.

·         Việc  thay đổi thức ăn, thay đổi đột ngột ếch sẽ bỏ ăn.

Bảng 2 : Bảng cỡ ếch và cỡ thức ăn

Cỡ ếch

Cỡ viên thức ăn (mm)

1 – 2,5 cm

1,5 – 2

2,5 – 5 cm

2 – 4

5 – 10 cm

8 – 10

10 cm trở lên

10


Bảng 3: Tỷ lệ vitamin dùng cho các giai đoạn phát triển của Ếch
Để ếch khỏe mạnh mau lớn, không stress, không có bệnh nên cho ếch ăn vitamin và thức ăn phụ theo tỉ lệ hướng dẫn sau:
 

TUỔI ẾCH

VITAMIN VÀ THỨC ĂN PHỤ

1 – 3 ngày

Dùng Vitamin VITA COMPLEX 3 – 5 g/kg thức ăn, trộn đều xấp nước vừa phải, trộn đều lần nữa, cho ếch ăn hàng ngày. Vitamin trong VITA COMPLEX sẽ giúp ếch khoẻ mạnh, acid amin trong VITA COMPLEX sẽ giúp cho việc tiêu hoá thức ăn, phòng bệnh đầy bụng, giúp trao đổi chất được tốt hơn.

 

1 – 2 tháng tuổi

 

 

 

 

Khi ếch được 30 ngày cho tẩy giun bằng KILLING 3 – 5 g/kg thức ăn. Trộn thức ăn với VITA COMPLEX 3 – 5 g/kg thức ăn xấp nước trộn đều cho ếch ăn trong 3 ngày liền, sang ngày thứ tư thay nước khi cho nước mới vào phải diệt khuẩn bằngPOWER FORCE theo tỷ lệ hướng dẫn đem hoà với nước tạt khắp hồ, cho ếch ănC – QUICK 3 – 5 g/kg thức ăn ướp với BODY UP 3 – 5 g/kg thức ăn trộn đều hong gió cho ếch ăn. Cho ếch ăn hàng ngày theo tỷ lệ trên cho đến khi ếch đủ hai tháng để giảm stress, tăng sức đề kháng, BODY UP làm tăng khả năng bắt mồi, ếch ăn nhiều.

 

2 – 3 tháng trở lên

Khi ếch được 2 tháng tuổi cho tẩy giun lần nữa dùng KILLING cho ếch ăn liền 3 ngày, sau đó cho C – QUICK 3 – 5 g/kg thức ăn và MARINE PREMIX 5g/kg thức ăn trộn đều xấp nước hong gió, trộn lại cho ếch ăn hàng ngày. Vitamin trongMARINE PREMIX là vitamin phù hợp với ếch trưởng thành, ếch có màu đẹp, thịt chắc, tăng sức đề kháng, ếch ít bệnh, tỷ lệ trao đổi chất tốt. Định kỳ tẩy giun cho ếch 14 ngày một lần, sau khi tẩy giun sang ngày hôm sau thay nước trong hồ.

 

4.4  Nguyên tắc thay nước và xử lý nước trong hồ nuôi

·         Nên thay nước hàng ngày để xử lý được chất thải trong hồ

·         Trước khi thay nước nên ngưng cho ếch ăn.

·         Nước nuôi ếch nên có pH từ 7,5 – 8,5 và độ kiềm 100 – 150 mg.

·         Vệ sinh nền hồ trước lúc đem ếch về nuôi. Dùng 100cc POWER FORCE hòa đều với nước tạt khắp hồ, ngâm 3 – 4 giờ lấy nước sạch rửa lại lần nữa.

·         Sau khi thu hoạch ếch bán tiến hành vệ sinh hồ bằng POWER FORCE hoặc các sản phẩm vi sinh xử lý chất thải, khí độc, tạo môi trường nuôi tốt nhất cho vụ nuôi sau.

·         Nước cho vào hồ nuôi phải sạch, diệt vi khuẩn bằng POWER FORCE theo tỷ lệ hướng dẫn.

·         Nếu là nước ngầm nên lắng lọc trước, nên có hồ chứa nước riêng và diệt khuẩn bằng POWER FORCE.

So sánh phương pháp thay nước trong bể nuôi Ếch thương phẩm  

CÁCH THAY NƯỚC

Điểm mạnh

Điểm yếu

Thay nước kiểu tràn bể phải có lối thoát nước ra vào cùng lúc, cho nước vào liên tục cho tới khi nước trong hồ trong thì ngưng.

Cách thay nước này rất phù hợp cho hồ dưỡng ếch, nòng nọc, làm cho nòng nọc không stress, không giật mình, không xây xác vì trong hồ lúc nào cũng có nước.

Mất nhiều thời gian và hao phí nước, cách thay nước kiểu này không làm cho hồ sạch như thay nước khô.

Thay nước khô : Xả hết nước dơ, vệ sinh hồ, sau đó cho nước mới vào.

Phù hợp việc nuôi ếch  thương phẩm, cách thay nước này sử dụng thời gian ít, tiết kiệm nước và vệ sinh.

Ếch sẽ giật mình, dễ bị stress đến mức động kinh, có thể chết, do vậy trước khi thay nước phải tìm nơi cho ếch trú  ẩn.


3.5    Nguyên tắc theo dõi ếch thương phẩm khi nuôi
Đề phòng tỷ lệ chết cao, phải theo dõi ếch liên tục để kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh khi nuôi:
 

·         Chọn ếch giống cùng cỡ do ếch con rất háo ăn, nếu để đói dễ ăn thịt lẫn nhau nhất là những con nhỏ hơn, giai đoạn này tỷ lệ chết tương đối cao.

·         Phải quét dọn thức ăn rơi rãi thường xuyên vì nếu thức ăn rơi rãi trong hồ nhiều sẽ làm nước thối, sinh bệnh, ếch dễ bị ghẻ lở, mù mắt, vẹo cổ, …

·         Trong thời gian nuôi, nếu phát hiện trong bể có ếch bệnh, ốm yếu, bỏ ăn nên tách ra nuôi riêng, điều trị khỏi mới thả lại xuống bể nuôi.

·         Trong thời gian nuôi nếu không thật cần thiết không nên vào quấy rầy ếch sẽ làm ếch giật mình, ếch có thể bỏ ăn.

·         Mỗi lần thay đổi thức ăn nên cho ếch ăn chung với thức ăn cũ rồi từ từ bớt dần để thay mới hoàn toàn.

·         Khi nhiệt độ thấp dưới 25oC ếch sẽ giảm ăn, nhưng nếu khi tiết trời nóng bức ếch cũng sẽ giảm ăn và trú nóng. Nuôi ếch thịt nên tránh nuôi những tháng lạnh và nếu nuôi những tháng nóng nên tạo môi trường mát mẻ cho ếch mới có hiệu quả cao.

·         Nhiệt độ thấp, việc tiêu hóa thức ăn giảm, nếu cho ếch ăn nhiều sẽ làm cho ếch bị sình bụng. Chỉ được cho ếch ăn sau khi thay nước, cấm tuyệt đối cho ếch ăn trước khi thay nước vì môi trường nước dơ dễ làm ếch bị nhiễm bệnh.

·         Cho ếch ăn 2 lần/ngày lúc 7 – 8 giờ sáng và từ  5 – 6 giờ chiều, phần ăn buổi chiều nhiều gấp 2 lần phần ăn buổi sáng, nên cho ăn đúng giờ vì khi ếch đói dễ cắn nhau, khi cho ăn rải đều thức ăn và giữ cho bệ ăn khô ráo, ở giai đoạn ếch non nên cho ăn ngày 3 lần sau đó giảm còn 2 lần/ngày.

·         Ếch thải chất thải nhiều nên dễ làm dơ nước, cần thay nước ngay khi môi trường nước nuôi xấu, gây mùi hôi, những ngày oi bức nước xấu đi rất nhanh. Khi thay nước tháo bỏ hết nước cũ, xịt nhẹ nước từ đầu vào các góc hồ để tống đẩy các chất cặn bã tập trung ra lỗ xả, trường hợp phải vào hồ cọ rửa nên dùng thanh gỗ dài có gắn bàn chải để làm và cho nước vào từ từ. Những thao tác này nên nhẹ nhàng tránh gây tiếng động lớn làm ếch hoảng sợ, phóng nhảy bị trượt ngã, bỏ ăn hoặc vỡ bụng chết.

·         Chế độ kiểm tra và xử lý: phải thường xuyên kiểm tra chất lượng nước, kiểm tra bệnh để chữa trị kịp thời, canh gác đề phòng mất trộm và ngăn tránh tối đa các loại địch hại của ếch như rắn, rắn mối, chuột, chim, cò xâm nhập. Nuôi ở vùng có địch hại nhiều phải có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu như tường hồ xây cao, bọc lưới kín, bao lưới xung quanh. Trong khi nuôi nên loại bỏ bớt các con còi cọc, kém phát triển vì nuôi tiếp ếch cũng không lớn.

·         Mỗi ngày kiểm tra thấy ếch chết dùng vợt vớt bỏ đi, nếu ếch chết nhiều có dấu hiệu bị nhiễm bệnh nên cách ly những con bị bệnh để xử lý, xác định bệnh chữa trị.

·         Nuôi ếch thịt phải nuôi đồng cỡ để tránh ăn lẫn nhau.

·         Nên thường xuyên phân cỡ ếch nuôi, chuyển ếch đồng cỡ nuôi chung hồ để phòng ếch ăn thịt lẫn nhau, có thể làm việc này trong lúc thay nước, dùng vợt lưới vớt bắt nhẹ nhàng. Việc kiểm tra vừa phòng chống bệnh, vừa tách ếch bị bệnh ra nuôi riêng để tiện cho việc điều trị, cứ sau 2-3 tuần nên tuyển chọn những con ếch lớn vượt trội ra nuôi riêng, mặt khác kiểm tra mật độ của ếch đang nuôi để điều chỉnh kịp thời, nhằm đạt hiệu quả nuôi.

·         Trong quá trình nuôi ếch nên có sự ghi chép các diễn biến: ngày thả giống, số lượng ếch của từng hồ, số lượng ếch chết, lượng thức ăn ếch dùng trong ngày, số lượng ếch thu hoạch, kích cỡ ếch khi thu hoạch, ngày thu hoạch, … ghi chép như vậy để đánh giá hiệu quả sản xuất và dùng các số liệu này để tính toán tỷ lệ chuyển đổi thức ăn, với kết qủa này sẽ rút kinh nghiệm để các đợt nuôi sau thành công hơn.
Tỷ suất đổi thịt = Số lượng thức ăn dùng (kg) / Trọng lượng ếch thu hoạch (kg)

·         Ngoài ra cũng cần ghi chép các chi phí: tiền thức ăn, điều trị bệnh, dinh dưỡng bổ sung, thuốc kích dục tạo trứng, … để tính giá thành trong sản xuất và lợi nhuận trong mỗi đợt nuôi.

Thu hoạch: 
Khi ếch nuôi được 3 -4 tháng đạt 3 – 5 con/kg và trọng lượng 200 – 400 g/con, cỡ này thị trường rất ưa chuộng. Trước khi thu hoạch, cho ếch nhịn ăn từ 10 – 12 tiếng để ếch không bị shock khi thu hoạch và vận chuyển. Thu hoạch phải đúng phương pháp, nên thu hoạch một lần cho hết một hồ nuôi, khi thu hoạch xong phải tuyển ếch cùng cỡ để bán sẽ có giá cao hơn.

Vận chuyển ếch thịt:
Dụng cụ chứa thường là thùng giấy đục lỗ cho thông khí, dùng lưới mùng may thành túi cỡ 12 – 25 cm đựng ếch cho vào thùng kèm với mouse xốp nhúng nước chở đến nơi tiêu thụ.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Địa chỉ: Trang trại tại Xã An Dục, Huyện Quỳnh Phụ, Tỉnh Thái Bình
Điện thoại tư vấn - đặt giống: Chú Thiên 0976 266 491
Email: cungcapechgiong@gmail.com 
Website: www.cungcapechgiong.com.vn * www.cungcapechthit.com

Các bài viết khác:

Giới thiệu

Đã từ lâu cơ sở sản xuất ếch giống Miền Bắc, cung cấp ếch thịt, cung cấp ếch bố mẹ, gom thu mua ếch trên toàn quốc. Phương trâm của Công ty là:"Chia sẻ thành công - Nâng cao đời sống". Từ khi thành lập Công ty đã trở thành một người bạn cung cấp cho bà con các loại giống ếch tốt, chất lượng cao, sạch bệnh và thích nghi tốt với môi trường khu ..

Mô hình nuôi ếch

  • Mô hình nuôi ếch trong bê xi măng
  • Mô hình nuôi ếch trong lồng lưới
  • Mô hình trang trại nuôi ếch Công ty
  • Mô hình chăn nuôi ếch thịt
  • Mô hình chăn nuôi ếch giống
  • Mô hình chăn nuôi ếch thương phẩm

Hình ảnh ngộ nghĩnh

Đơn hàng xuất khẩu lao động Nhật Bản